Rất nhiều người khi nghe đến các món “gỏi” là nghĩ ngay đến việc đưa những con mực, con cá, con tôm còn cựa quậy vào trong miệng hay là những miếng thịt thăn còn đỏ hỏn máu sống đi thẳng đến dạ dày. Và cũng rất nhiều người đã tự nhận mình là kẻ sành ăn bậc nhất, mọi sơn hào mĩ vị đã từng nếm, mọi món ngon ngóc ngách cũng từng thử. Vậy mà, có một món đậm chất dân giã cũng đã đánh gục tất cả bởi cái sự cầu kỳ, đậm vị khác lạ của nó. Đó chính là món “gỏi cá Hiệp Hòa – Bắc Giang”.
Món ngon có từ hàng trăm năm trước ?
Từ hàng trăm năm trước hoặc nhiều hơn thế, gỏi cá đã xuất hiện ở mảnh đất này. Với người dân cư trú ở vùng ven sông Cầu, địa hình xung quanh nhà có nhiều hồ, ao; thì những con cá vược, cá trê, những con cá mè, cá chép béo ngậy,… đã trở thành thực phẩm quan trọng và quen thuộc trong đời sống của họ. Sau nhiều thời gian tìm hiểu và chế biến các món ăn từ cá, họ đã sáng tạo nên món gỏi cá để thưởng thức sau những giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Chính điều kiện tự nhiên và môi trường sống đã tác động rất lớn đến văn hóa ẩm thực của con người nơi đây.
Món ngon nằm trong top 10 kỷ lục Gunies về ẩm thực Việt Nam.
Mỗi món ăn đều chất chứa hơi thở, linh hồn của mảnh đất và con người sinh ra nó. Gỏi cá mè không chỉ là món ẩm thực truyền thống của mảnh đất Hiệp Hòa – Bắc Giang mà còn thể hiện tài khéo léo của người dân nơi đây trong việc thích ứng với môi trường tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Có được tận mắt chứng kiến cách chế biến cầu kỳ và được thưởng thức gỏi cá mè, mới có thể hiểu vì sao món ăn dân dã này lại được xếp trong Top 10 món ăn đạt kỷ lục Guines ẩm thực Việt Nam năm 2012. Và chắc hẳn, bất cứ ai một lần được thưởng thức món gỏi cá Hiệp Hòa đều không thể quên được hương vị gỏi cá đặc trưng riêng biệt của vùng quê này.
Sự cầu kỳ đến người khó tính bậc nhất cũng phải mê!
Mặc dù cái tên gọi của nó chỉ gói gọn trong hai từ “ gỏi cá” nhưng để làm nên một bữa ăn ngon thì không hề đơn giản chút nào. Chưa món ăn dân giã nào lại phải cầu kỳ tỉ mỉ đến tận 3 công đoạn công phu như thế.
Đầu tiên là công đoạn sơ chế. Và việc chọn cá chính là chọn linh hồn quốc túy của món ăn này.Cá có tươi thì làm gỏi mới ngon. Mà ngon nhất là loại cá mè nhỏ khoảng 3 lạng 1 con. Cá phải câu hoặc đánh lưới chứ tát ao mà bắt cá thì có mùi bùn. Ao sạch, cá sạch nuôi tự nhiên không tăng trọng thì mới làm nên món ngon được. Cá đem về được rửa sạch, bóc bỏ mang, vớt ra rổ cho ráo nước rồi mới đến quy trình chế biến. Từ lúc này cá không được rửa vào nước mà dùng giấy bản để thấm khô. Đầu cá được cắt ra để riêng làm món hạt. Mình cá đánh vảy sạch sẽ rồi gói từng con vào giấy bản, khi đã lột hết lớp da, cá không mổ, dùng dao cắt ở lớp bụng độ 3 phân để riêng và cũng được thấm bằng giấy bản. Phần mình cá khi đã bỏ hết ruột thì mỗi con cũng được gói thấm như vậy, sau đó dùng dao sắc lạng thịt ở hai bên mình cá, khi lạng phải từ đuôi cá lạng lên, những miếng thịt nạc ấy lại gói vào giấy, còn lại phần xương sống cá, cắt lấy đoạn giáp
phía bụng cá có cả thịt và xương, chỉ bỏ phần xương sống. Tất cả được gói thấm bằng giấy bản nhiều lần để đến khi thái, thịt phải khô, ráo, nhìn như miếng thịt lợn thăn. Khi thái dao phải sắc bén, phần thịt được thái mỏng, to bản, còn phần bụng và phần xương lẫn thịt dùng gọng dao dần cho nhỏ rồi thái nhỏ như thái nem. Thái xong lại được gói cẩn thận để chống ruồi, bọ đậu vào.
Công đoạn hai là nấu hạt. Tất cả đầu cá được băm nhỏ (như xay bột) nhưng không được xay, làm thế thịt cá sẽ chín trước khi chế biến mất vị ngon. Dùng nước riềng, tương, mẻ, muối vừa đủ khi nấu hạt thì bếp rất nhỏ lửa, quấy đều liên tục bao giờ hạt đặc như bánh đúc, múc ra bát có thể lật được như bánh đúc thì hạt mới ngon. Đây là món chấm rất đặc trưng của gỏi cá, không có nó không thành gỏi cá.
Công đoạn thứ ba là lấy lá. Các cụ xưa trồng các loại cây ở vườn nhà, bờ ao, bờ dậu toàn loại cây có vị thuốc, khi ăn gỏi phải có những loại lá này. Có đến 15 loại lá. Loại có chất kháng sinh, loại có vị thơm, loại làm thuốc nam như: lá Mơ, Cúc tần, lá quả sung, lá Vọng canh, lá cây Lúc lác, đinh lăng, khế chua, chuối xanh, tỏi, ớt, tía tô, lá lốt, sương sông.. lá hái về phải lau, không được rửa, nếu rửa thì phải dùng quạt, quạt cho khô nước. Gia vị là món hạt, muối trắng, ớt chỉ thiên, ớt ăn riêng và được giã nhỏ trộn muối, tỏi sống…
Khi ăn, món thịt, xương cá đã thấm khô dùng thính gạo rang hoặc bánh đa quê giã nhỏ như bột xay, riềng giã mục trộn vào cá cho thơm mới bày ra đĩa khi ăn dùng lá mơ to hoặc lá sung để gói. Cá được đặt vào lá, xúc một ít hạt (1 cùi rìa con) muối ớt, tỏi vừa vặn và các loại lá khác, tùy mỗi miếng và sở thích của mỗi người mà dùng loại lá để cùng ăn với gỏi. Miếng gỏi như vậy thì chỉ thấy mùi thơm, không hề thấy có mùi tanh mặc dù là cá Mè ranh. Tất cả các loại lá, hạt, gia vị làm cho gỏi cá có mùi vị đặc trưng, chỉ có ăn mới cảm nhận hết cái mùi vị thơm ngon, bùi…rất thanh tao của món gỏi cá.
Bất cứ ai một lần được thưởng thức món gỏi cá mè này thì không ai không muốn thử tiếp lần thứ hai, thứ ba để tận hưởng cái vị ngọt ngọt, bùi bùi trong từng thớ thịt quyện với rau rừng của vùng Hiệp Hòa – Bắc Giang.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ làm say đắm những ai chưa từng thử hay những ai đã từng ngộ nhận mình với danh xưng » sành ăn » mà chưa thử qua món ăn dân giã này thì hãy tìm ngay cho mình cơ hội, lên bản đồ và đến ngay đến Quán Họ Hứa để thưởng thức cho bằng được.
Các bạn có thể #tag bạn bè để cùng rủ rê nhau thưởng thức vì cái món đặc sản này chỉ có quây quần bên gia đình, đồng nghiệp, chiến hữu là thích nhất và trọn vị nhất!
Hãy inbox để nói chuyện với chúng tôi để đặt bàn ngay hôm nay các bạn nhé! http://quanhohua.com/dat-ban
——————
Dành cho thực khách đang tìm hiểu, muốn tìm hiểu về món đặc sản bình dân này !
Quán Họ Hứa Số 3a2 Tố Hữu Vạn Phúc Hà Đông 0981 04 04 01 0981 04 04 02
@Fanpage: Quán Họ Hứa Hà Nội
@Website: quanhohua.com